Cấy que tránh thai hiện đang là một trong những cách thức tránh thai hiện đại, đồng thời là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về phương pháp này. Vậy nên hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết bên dưới, để được bổ sung kiến thức căn bản về phương pháp tránh thai trên. Đồng thời hạn chế tác dụng phụ của cấy que tránh thai gây ra.
Thế nào là phương pháp cấy que tránh thai?
Thực tế có rất nhiều chị em đang muốn tìm kiếm phương phướng tránh thai vừa an toàn, vừa hiệu quả. Trong đó cấy que tránh thai được xem là giải pháp phù hợp nhất và đáp ứng điều kiện trên.
Theo đó que tránh thai có dạng ống nhỏ và khá dẻo. Trong chiếc ổng sẽ được bơm vào chất thuốc tránh thai. Chất thuốc này có thành phần là nội tiết tố levonorgestrel, hay còn được gọi là etonogestrel.
Để cấy vào cơ thể người phụ nữ, thì bác sĩ tiến hành gây mê cánh tay rồi bắt đầu tiểu phẫu để cấy ống nhỏ vào bên dưới da tay. Sau khi hoàn tất tiểu phẫu, thì chị em không cảm thấy đau đớn hay khó chịu. Thay vào đó sẽ cảm giác có một que tăm nằm ở da tay.
Thông thường que thử thai sau khi được cấy sẽ phát huy tác dụng sau 24 tiếng. Tùy vào loại que mà hiệu quả sẽ được duy trì trong khoảng 3 đến 5 năm. Và một số loại que thử thai phổ biến:
- Norplant: Phụ nữ cần cấy một lần 6 que và tác dụng tránh thai trong khoảng 5 đến 7 năm.
- Jadelle, Sinoplant: Cần cấy 2 que và tác dụng trong vòng 5 năm.
- Implanon: Chỉ cần cấy 1 que và tác dụng trong vòng 3 năm.
Cơ chế tác động của que tránh thai trong cơ thể
Sau khi đã được cấy vào cơ thể, que tránh thai bắt đầu tiết ra nội tiết tố levonorgestrel. Loại chất này sẽ làm cổ tử cung tiết ra nhầy bao xung quanh. Từ đó tình trùng không thể xâm nhập vào trứng để thụ tinh làm tổ. Ngoài ra etonogestrel cũng giúp ngăn chu kỳ rụng trứng.
Ưu và nhược điểm của phương pháp cấy que tránh thai
Sau đây sẽ là những ưu điểm và hạn chế mà bạn cần biết trước khi cấy que tránh thai:
Ưu điểm
- Hiệu của phương pháp này có thể lên đến 99% và tác dụng trong thời gian dài chỉ sau 1 lần cấy.
- Khi muốn có con thì chỉ cần đến cơ sở ý tế để tháo que. Phụ nữ sẽ có lại kinh nguyệt bình thường và khả năng mang thai sau khi tháo vòng được khoảng 1 tháng.
- Que được cấy khá kín đáo và an toàn. Chính vì thế, người ngoài sẽ rất khó để nhận ra.
- Việc cấy que thử thai sẽ rất thích hợp đối với những người thường quên uống thuốc tránh thai. Đồng thời còn an toàn hơn so với việc dùng thuốc. Bởi vì có nhiều người không thể sử dụng thuốc do: Dễ tăng huyết áp, trên 40 tuổi, đang cho con bú, tiểu đường, hút thuốc lá,…
- Không cần phải lo lắng đến các biến chứng như khi đặt vòng ngừa thai: Viêm nhiễm trùng cơ quan sinh dục, ảnh hưởng đến quan hệ giữa vợ chồng, vòng dễ bị tụt và làm có thai ngoài ý muốn.
Nhược điểm
- Giá thành của que cấy ngừa thai cao hơn rất nhiều so với khi đặt vòng, uống thuốc tránh thai.
- Có thể đối mặt với một vài biến chứng như: Dị ứng, tụ máu, que dịch chuyển là viêm nhiễm, chỗ cấy bị nhiễm trùng. Tuy nhiên những biến chứng này có tỷ lệ mắc phải rất thấp, vì thế bạn đừng quá lo lắng.
- Đối mặt với tác dụng phụ của cấy que tránh thai. Đồng thời không thể ngăn ngừa những bệnh truyền nhiễm, lây lan cho đường tình dùng. Chẳng hạn như HIV/AIDS.
Tác dụng phụ của cấy que tránh thai
Mặc dù đây là được xem là phương pháp tránh thai hiệu quả nhất, nhưng việc cấy que tránh thai lại có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
Rong kinh
Là một biến chứng gây mất cân bằng nội tiết tố. Có một số trường hợp phụ nữ bị chảy máu ở vùng âm đạo và lượng máy không đều. Tuy nhiên nếu ngày đầu mới cấy que tránh thai, thì cơ thể xuất hiện tình trạng rong kinh là hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu hiện tượng rong kinh kéo dài trong nhiều ngày, thì chị em cần nhanh chóng đến các cơ sở uy tín để được xử lý và thăm khám kịp thời.
Vô kinh
Mặc dù đây cũng là một biến chứng làm mất cân bằng nội tiết tố, nhưng không giống với rong kinh. Vô kinh là tình trạng chị em không có kinh nguyệt dù đã đến “ngày đèn đỏ”.
Bên cạnh đó khi gặp phải biến chứng này, thì chị em còn có thể bị nổi mụn, nám da và rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên những tình trạng này sẽ biến mất khi nội tiết tố dần ổn định trở lại.
Ngứa ngáy
Đây có lẽ là tác dụng phụ thường gặp nhất của cấy que tránh thai. Theo đó vùng da cấy que có thể bị dị ứng, ngứa hoặc sưng đỏ. Tuy nhiên chỉ sau 2 – 3 ngày kể từ khi cấy que, thì tình trạng này có thể biến mất hoàn toàn. Chỉ khi tình trạng dị ứng, ngứa ngáy kéo dài đồng thời còn bị sưng mủ, thì chị em cần phải đến cơ sở y tế để được bác sĩ xử lý.
Tăng cân
Việc thay đổi nội tiết tố là điều không thể tránh khỏi khi áp dụng biện pháp cấy que tránh thai. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến chị em bị tăng cân liên tục và mất kiểm soát. Thêm vào đó là những biến chứng đi kèm như: Tâm trạng thay đổi chóng mặt, dễ bị cáu gắt, đau tức vùng ngực, mệt mỏi, uể oải,…
Tùy vào thể chất và tâm lý của mỗi người mà các triệu chứng trên sẽ có tác động khác nhau. Do đó nếu không thể chịu đựng những tác dụng phụ trên, thì người dùng nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để gỡ bỏ que tránh thai.
Giải đáp thắc mắc khi sử dụng phương pháp cấy que tránh thai
Khi nào nên cấy que tránh thai?
Chỉ khi chi em chắc chắn không muốn mang thai thì mới nên áp dụng biện pháp này. Tuy nhiên thời điểm thích hợp để cấy que là trong khoảng 5 ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt. Hoặc trong 5 ngày đầu kể từ khi bị sảy thai. Còn đối với những phụ vừa sinh con, thì nên cấy sau khi đã sinh được 21 ngày.
Một lưu ý quan trọng là que tránh thai chỉ phát huy hiệu quả sau khi cấy được 7 ngày. Vậy nên bạn vẫn cần đến bao cao su khi quan hệ tình dục trong 7 ngày kể từ khi cấy que tránh thai.
Tại sao cần đến cơ sở y tế uy tín để cấy que tránh thai?
Bạn chắc chắn sẽ không muốn bản thân gánh chịu những biến chứng nặng nề khi cấy que không đúng cách. Do đó để giảm tỷ lệ mắc phải biến chứng, thì bạn nên đến những cơ sở, trung tâm y tế uy tín. Đồng thời bác sĩ cấy que phải là người có chuyên môn cao để giảm thiết rủi ro trong quá trình cấy que.
Trường hợp nào thì không nên cấy que tránh thai?
Sau đây sẽ là một số trường hợp tuyệt đối không được sử dụng que cấy, để tránh tác hại nghiêm trọng:
- Đang có dấu hiệu mang thai. Khi gặp phải tình trạng này, thì bạn nên tiến hành xét nghiệm trước khi cấy que.
- Chị em đã sử dụng một số loại thuốc có thể làm làm que tránh thai bị giảm hiệu quả. Chẳng hạn như thuốc điều trị động kinh, HIV, lao, một vài loại kháng sinh.
- Thường chảy máu vào chu kỳ kinh nguyệt mà chưa rõ nguyên nhân cụ thể.
- Đã từng mắc phải bệnh gan, ung thư vú, đột quỵ.
- Đang cho con dưới 6 tuần bú.
- Trong cơ thể có huyết khối tĩnh mạch nằm sâu trong phổi hoặc chân.
Bài viết trên đã cập nhật đầy đủ những kiến thức cơ bản, cũng như cho người đọc biết được tác dụng phụ của cấy que tránh thai. Vì thế trước khi quyết định cấy que, thì bạn phải thật sự cẩn trọng để không phải hối hận về sau.