Thai 26 tuần nặng bao nhiêu? Lưu ý gì về cân nặng của thai?

  • 24/08/2022
  • BacsiThu
  • 11 min read

Cân nặng của thai nhi là vấn đề không chỉ người phụ nữ đang mang thai mà còn gia đình và nhiều chị em khác có dự định mang thai quan tâm. Chính vì thế bài viết giải đáp thắc mắc “thai 26 tuần nặng bao nhiêu?” sẽ giúp các bạn có câu trả lời về vấn đề này. Đồng thời lưu ý một số điểm quan trọng về cân nặng của thai nhi và sức khỏe của cơ thể mẹ.

Đặc điểm cơ bản về tuần tuổi thai thứ 26

Thai nhi được 26 tuần tuổi là giai đoạn cơ thể mẹ và bé cùng có rất nhiều biến đổi. Bước vào quý cuối của thai kỳ, những thay đổi này sẽ diễn ra liên tục theo từng ngày, từng giờ và rất dễ nhận biết. Người mẹ có thể theo dõi dựa trên chính cơ thể của mình và tín hiệu bé gửi đến cho mẹ.

Lúc này, sản phụ thường hay mệt mỏi, không có tinh thần nên cần cố gắng điều hòa nhịp sống để thích nghi với tình trạng cơ thể. Cần luôn giữ tinh thần phấn chấn, ăn uống đủ chất để thai nhi phát triển ổn định. Một tin vui dành cho mẹ là lúc này con đã biết mở và nhắm mắt, ngủ và thức đều đặn, biết mút ngón tay… nên mẹ có thể yên tâm về sức khỏe của em bé.

Thai nhi tuần thứ 26 phát triển như thế nào?

Thai nhi là sinh mạng với sức mạnh thần kỳ trong cơ thể mẹ. Nó luôn cố gắng phát triển từng ngày trước khi chào đời, kể từ tuần thai thứ 26 trở đi là thời điểm thai bắt đầu thời kỳ thay đổi và lớn lên rõ ràng nhất. Trong nội dung phần dưới đây cũng giúp các mẹ trả lời câu hỏi thai 26 tuần tuổi nặng bao nhiêu.

Thai 26 tuần nặng bao nhiêu?

Ở tuần thai thứ 26, tử cung của mẹ đã dần trở nên chật hẹp so với sự phát triển của bé. Vì thế tử cung cần căng ra, bé cũng cần xoay người để tìm tư thế thoải mái nên đôi lúc mẹ sẽ thấy tức ngực, tức bụng và mệt mỏi. Về độ dài, em bé lúc này dài khoảng hơn 35cm một chút, kích thước khá giống một củ cải nhỏ. 

Về cân nặng, những em bé phát triển tốt thường có cân nặng từ 900 đến 960g. Khi siêu âm nhận được kết quả từ bác sĩ trong khoảng cân nặng này mẹ có thể yên tâm về sự phát triển của thai nhi. Tùy thuộc vào sức khỏe của cơ thể mẹ cũng như sự hấp thu dưỡng chất của bé mà số cân của bé cũng có thể chênh lệch so với các con số đã đề cập ở trên.

Sự phát triển của đôi mắt

Đôi mắt của thai nhi vẫn nhắm chặt, nhưng sẽ sớm bắt đầu mở ra lần đầu tiên. Tuy môi trường trong bụng bé khiến thai nhi chưa thể quan sát hoàn cảnh xung quanh nhưng bé vẫn sẽ chớp mắt mỗi khi đi ngủ và tỉnh giấc.  

Tuỳ thuộc vào yếu tố di truyền và chủng người mà màu sắc của đôi mắt sẽ khác nhau. Sau khi sinh ra, màu mắt có thể thay đổi sau khi bé được 1 tuổi. Sau đó, lông mi và tóc cũng dần dần phát triển và mọc dài ra. Cần lưu ý rằng tùy thuộc vào tổ hợp gen kết hợp giữa bố và mẹ mà màu mắt có thể không hoàn toàn giống bố hoặc mẹ.

Sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể

Tuổi thai tuần 26, các bộ phận trong cơ thể của thai nhi đã hoàn thiện hơn trước rất nhiều. Tiêu biểu có thể thấy như:

  • Các mạch máu và hệ tuần hoàn: Phát triển mạnh và thể hiện chức năng của nó, các mao mạch cũng hoàn thiện dày đặc hơn
  • Cơ quan hô hấp – Phổi: Các mao mạch ở phổi đang phát triển, tuy nhiên phổi vẫn chưa phát triển hoàn toàn . Chính vì thế mà nếu em bé bị sinh non trong các tuần thai này khi sinh ra sẽ dễ bị mắc các vấn đề về hô hấp. Nhờ vậy cần sự can thiệp và giúp đỡ kịp thời của các y bác sĩ
  • Phát triển bộ não và trí não: Mô não phát triển hơn, não bộ của thai nhi hoạt động tích cực hơn. Đây cũng là lúc sản phụ cần bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi

Sự phát triển của dây rốn

Dây rốn liên kết giữa mẹ và bé dày hơn, khỏe hơn. Vì thế mà càng gần ngày sinh mẹ càng thèm ăn. Để chăm sóc và nuôi dưỡng nhau thai khỏe mạnh, thai phụ nên chú ý chế độ ăn uống của mình. Cố gắng bổ sung thêm nhiều vitamin và chất xơ từ rau xanh. Tránh các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, tránh nạp quá nhiều đường và đồ ngọt.

Một số thực phẩm bà bầu có thể lựa chọn như: ăn nhiều rau có màu xanh đậm như rau chân vịt, rau cải xanh, bông cải xanh, bí xanh, bông cải xanh… Nạp dưỡng chất từ các nguồn thịt động vật như lợn, bò… có chứa nhiều sắt. 

Thai nhi tuần thứ 26 cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Khi mang thai đến tuần thứ 26, cơ thể mẹ có thể gặp một số vấn đề khiến việc mang thai trở nên “nặng nề” hơn. Tuy nhiên nếu gặp các tình trạng dưới đây thì đừng lo lắng nhé. Vì đây hoàn toàn là những biểu hiện bình thường của cơ thể và thai nhi trong giai đoạn này.

  • Thai phụ tăng cân mạnh: Do bổ sung dưỡng chất, thai phụ tăng cân mạnh được bác sĩ kết luận là tình trạng bình thường thì không cần lo lắng. Vì cơ thể mẹ khỏe mạnh thì chứng tỏ thai nhi cũng khỏe mạnh
  • Dễ mệt mỏi: Do hình thể tăng lên cùng với vùng bụng cũng lớn dần nên chèn ép đến các bộ phận khác trong cơ thể. Tuy nhiên, thai phụ nên quản lý cảm xúc, tránh tâm trạng tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến em bé
  • Đau lưng, chuột rút, phù chân, tay: Áp lực chèn lên các dây thần kinh và các mạch máu khiến cảm giác bị đau lưng, sưng bắp chân thường xuyên xảy ra
  • Rốn lồi ra: Kích thước thai nhi lớn lên, bụng nhô lên nên việc rốn lồi khoảng 1-2 cm là hoàn toàn bình thường
  • Ngoài ra cơ thể mẹ sẽ có một số biến đổi khác như: dễ cáu gắt, thường xuyên mất ngủ, hay căng thẳng và suy nghĩ nhiều…

Một số lời khuyên của bác sĩ về điều mẹ cần làm

Các việc thai phụ cần làm trong thời gian này để thai nhi phát triển ổn định là:

  • Tránh lo lắng quá nhiều về cân nặng của bé: Như đã nói từ trước, cân nặng của thai nhi có thể dao động trong khoảng 700-900g hoặc nằm ngoài khoảng này một chút phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mẹ cần tích cực và vui vẻ bổ sung dưỡng chất để bé khỏe mạnh
  • Kiểm tra tim thai và sự phát triển của thai nhi: Khám bệnh và siêu âm để nhận biết tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi của phù hợp với tuổi thai hay không
  • Xét nghiệm, siêu âm sàng lọc dị tật bẩm sinh: Đây là điều các mẹ cần đặc biệt chú ý thực hiện. Phát hiện các mầm mống dị tật của thai nhi để có các biện pháp điều trị kịp thời
  • Đo kích thước của tử cung bằng các dụng cụ chuyên biệt hoặc bằng cảm nhận bên ngoài. Xem xét khả năng tương quan khi gần đến ngày sinh nở
  • Khám thai định kỳ, nên chủ động nhập viện trước ngày dự tính sinh. Khi thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường cần đến gặp bác sĩ ngay

Trên đây là bài viết giải đáp vấn đề “Thai 26 tuần nặng bao nhiêu?” của nhiều thai phụ. Qua bài viết này hi vọng các mẹ bầu đã có thêm các thông tin hữu ích trong giai đoạn mang thai “nước rút” này. Hãy chăm sóc bản thân thật tốt bằng cách chăm sóc cơ thể và tinh thần để cả mẹ và bé phát triển khỏe mạnh nhé.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *